CÓ NÊN SỬ DỤNG MĨ PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ








KEM TRỊ MỤN ĐEM LẠI HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG 

Người tiêu dùng vẫn có thói quen mua kem dưỡng da theo thương hiệu, mà ít chú ý đến loại kem phù hợp với cơ địa của mình.

Chưa bao giờ các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc sắc đẹp lại xuất hiện nhiều như hiện nay. Người ít tiền chỉ cần bỏ ra trên dưới 10.000 đồng là có ngay hũ kem UB, kem Bảo Lâm người nhiều tiền thì có các bộ sản phẩm chăm sóc da giá 1-3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cảnh báo lạm dụng các loại kem dưỡng da là không có lợi



KEM TRỘN - MĨ PHẨM LÀM BÀO MÒN DA 


Gần đây, Viện Da Liễu Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị tổn thương da do sử dụng kem dưỡng da mang nhãn hiệu Bảo Lâm đang được bán với giá chỉ có 8-10 nghìn đồng/hũ.


Sau khi có một số tai biến do sử dụng kem Bảo Lâm, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã lấy mẫu để xét nghiệm kết quả cho thấy sản phẩm này có chứa hoạt chất dexamenthason acetat là một loại corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh. Hoạt chất này được dùng làm thuốc điều trị các bệnh da liễu như chàm, eczema và được chỉ định khá nghiêm ngặt như không được dùng quá 10 ngày, nếu dùng thường xuyên sẽ gây giãn mạch máu, teo da, rạn da, viêm nang lông, giảm sức đề kháng của da dẫn đến tình trạng gây mụn và viêm nhiễm...


Thế nhưng, bất chấp các khuyến cáo đó, trên mỗi hũ kem Bảo Lâm, người ta dễ dàng đọc thấy những lời “có cánh” như: “dưỡng trắng da, trị mụn nám, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn”; “sản phẩm có tác dụng chỉ sau 5 ngày sử dụng với thành phần chính là chất nhân sâm và các vitamin chiết xuất từ thảo dược...”.


Theo bác sĩ Phạm Thị Kim Anh, Phó Khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, hàng năm bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị dị ứng da do sử dụng kem dưỡng da không rõ nguồn gốc.


Nhiều người tiêu dùng hiện nay đang kháo nhau về công dụng tức thời của loại kem “trộn” mà công thức pha chế hết sức đơn giản. Chỉ cần bỏ ra khoảng 10.000 đồng để mua “nguyên liệu” về trộn gồm: kem “Cô gái tóc xù”, “Thanh Hiền Thanh Thảo”, “En”..., với 1/4 viên cortibion, 1/2 viên aspirine là đã có một hũ kem “ngon lành”. Giá bán các loại kem trộn sẵn cũng chỉ 25-50 nghìn đồng/hũ, tùy nơi. Loại kem “trộn” này làm bong rất nhanh lớp da cũ nên chỉ cần sử dụng 1 tuần lễ là thấy da đẹp ngay. Nhưng sử dụng kem này dễ bị ngứa, sinh mụn. Trường hợp sử dụng lâu ngày, da liên tục bị bào mòn sẽ mỏng dần và dẫn đến bị nám da, đen da hoặc phát sinh các bệnh khác làm tổn thương da một cách nhanh chóng.


Hầu hết những sản phẩm kem dưỡng da đều được quảng cáo bằng những từ mỹ miều như: nhũ tương cung cấp dưỡng chất dưỡng trắng da, tạo độ ẩm thích hợp cho da, kiểm soát mức độ dầu, phát huy sắc thái da, giữ bề mặt da sáng và mượt mà, chiết xuất từ tảo biển kích thích hoạt động tuần hoàn máu cung cấp độ ẩm và kiểm soát độ nhờn... Hoặc được nhà sản xuất, kinh doanh “gán” cho cái tên rất hấp dẫn như: mỹ phẩm dược liệu, làm trắng da hoàn hảo, làm lành các vết thương... Nếu chỉ dựa vào những lời hoa mỹ như trên thì người tiêu dùng cứ lầm tưởng chỉ cần thoa kem dưỡng là sẽ có một làn da như ý mà không cần chú ý đến các thành phần của mỹ phẩm có phù hợp với cơ địa của mình hay không.


Cũng theo bác sĩ Phạm Thị Kim Anh, trước khi muốn cải tạo làn da bằng kem, người sử dụng nên được tư vấn cụ thể dùng loại kem nào cho thích hợp với cơ địa. Trong các loại kem dưỡng da thường có những chất mà nếu sử dụng không đúng sẽ có tác dụng ngược.


Ví dụ chất alphahydroxy acit có trong kem có thể giúp lột tế bào chết trên da. Tuy nhiên chất này cũng có những phản ứng phụ như làm da nổi mẩn, sưng và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng. Một điều cần lưu ý là đối với khí hậu nóng như ở nước ta, khi dùng kem dưỡng da chỉ nên dùng vào ban đêm và cũng chỉ nên để khoảng 2 giờ (không cần để cả đêm), vì nếu để cả đêm kem làm bít lỗ chân lông gây ngứa ngáy và phát sinh mụn.





CẨN TRỌNG KHI SỬ DỤNG KEM TRỊ MỤN 

Theo Người Lao Động, trong kem dưỡng da nhà sản xuất thường ghi thành phần có chứa các chất vitamin A, vitamin C, vitamin E... Nhiều người tiêu dùng cứ nghĩ có những chất này sẽ tốt cho da hơn nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chẳng hạn như da nhờn dùng kem có vitamin E là không hợp, vì vitamin E là chất tan trong dầu. Một số chuyên gia về mỹ phẩm cho rằng các chất này có thể giúp da sáng nhưng không thể biến “già thành trẻ”, “da xấu thành đẹp” ngay được. Người sử dụng cần cảnh giác trước những lời quảng cáo hoa mỹ như “Chỉ sử dụng vài lần là có tác dụng ngay!”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tư vấn trực tuyến