Mụn trứng cá là căn bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm và ở những khu vực môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi. Lúc đầu, mụn trứng cá chỉ là hiện tượng tự nhiên của tuổi dậy thì.
Kháng sinh là phương pháp chủ yếu được áp dụng tại bệnh viện da liễu |
Mụn trứng cá là lỗi lo và là điều phiền toái của không ít người
Nhưng nếu để lâu, mụn trứng cá có thể trở thành bệnh. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. “Mụn trứng cá có thể chữa khỏi được”.
Những hậu quả khó lường
Theo một thống kê không chính thức thực hiện trên một số học sinh cấp 3 ở 2 trường THPT ở Hà Nội thì có đến 40% học sinh bị mụn trứng cá và đến 80% trong số này rất lo lắng về “những cái nốt trên mặt mình”. Một số em khác thì cho biết: “Em cũng buồn khi thấy các bạn không bị mà mình thì lại bị. Những cái mụn đo đỏ trên mặt khiến em cảm thấy mình xấu xí đi rất nhiều và rất mất tự tin khi giao tiếp. Nhưng em nghĩ là hết tuổi này thì nó cũng sẽ hết thôi. Hiện tượng bình thường, tự nhiên của sự phát triển mà”.
Đa phần mụn trứng cá sẽ tự hết khi các em đến tuổi trưởng thành nhưng có không ít trường hợp sau tuổi trưởng thành bệnh không hết mà càng ngày càng nặng thêm, kéo dài, dai dẳng. Chị H.H.Yến (Lào Cai) là bệnh nhân thường xuyên của phòng khám da liễu (Bệnh viện Da Liễu). Chị Yến kể: “Khi lên lớp 11 trên mặt tôi bắt đầu xuất hiện một vài nốt mụn trên mặt. Cũng như nhiều bạn bè khác, tôi nghĩ rằng rồi nó sẽ tự lặn hết thôi. Nhưng từ khi tôi ra Hà Nội học đại học thì thấy những nốt mụn trứng cá xuất hiện ngày một nhiều hơn. Khủng khiếp nhất là giai đoạn năm thứ 2, “nó” mọc tràn lan trên khắp mặt, trán và cả cổ nữa. Mỗi năm cứ đến mùa thu là có vẻ như mụn lại lên nhiều hơn các mùa khác. Sợ quá, tôi đã phải đến viện Da Liễu để khám bệnh. Sau vài tháng uống thuốc thì bệnh cũng đỡ nhưng không khỏi được và đến mùa thu thì nó lại lên nhiều. Bây giờ tôi đã ngoài 30 tuổi, đã lấy chồng sinh con rồi mà nhiều lúc nhìn mặt mình vẫn thấy chán”. Mụn trứng cá thường mọc ở mặt, lưng, tay, ngực.
Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, nó còn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh: “Đau nhất là những mụn bọc mủ to, sưng”. Có nhiều người bệnh còn không dám rửa mặt bằng khăn mà chỉ thường xuyên rửa bằng tay vì “rửa bằng khăn mặt rất đau và rát”. Anh H.M.Quân (Từ Liêm, Hà Nội) cũng là bệnh nhân thường xuyên của phòng khám da liễu cho biết: “những người bệnh bị mụn trứng cá nặng ở lưng thường rất khổ. Nhất là mùa hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều, không thể lúc nào cũng đi tắm được nên nhiều khi mụn bị nhiễm trùng, sưng tấy, đau rát đến nỗi thường xuyên phải nằm nghiêng hoặc ngủ... ngồi vì không đặt lưng xuống giường được”.
Đấy là những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh mụn trứng cá tới cơ thể, nhưng nghiêm trọng hơn là những tác động của nó tới yếu tố tâm lý của người bệnh. N.H.Ly (18 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) bị mụn trứng cá từ rất sớm. Ngay từ hồi cấp 2, Ly đã rất mất tự tin về những “cái nốt” trên mặt mình. Đến khi những cái nốt xuất hiện ngày càng nhiều hơn thì Ly đi khám da liễu. Nhưng bệnh không giảm, những nốt mụn này lặn thì những nốt mụn khác lại mọc lên. Sau 3 năm tình hình của Ly không cải thiện được nhiều. Đến khi lên lớp 12 thì ngoài mặt, mụn bắt đầu lan xuống cổ và xuất hiện ở lưng. Cô bé hoàn toàn tuyệt vọng và nhất định không chịu đi học nữa. Từ đó, Ly cũng không tiếp xúc với ai kể cả bạn bè. Suốt ngày ở trong nhà buồn rầu, lo lắng và suy nghĩ căng thẳng. Cuối cùng, như một hiện tượng tất yếu, cô bé bị trầm cảm nặng và “rối loạn thần kinh tạm thời”. Như vậy, cô bé phải điều trị thêm một căn bệnh về thần kinh. Bây giờ Ly lúc vui lúc buồn, lúc cười lúc khóc nhưng dù thế nào cũng nhất quyết không chịu ra khỏi nhà và thường tỏ ra sợ hãi mỗi khi vô tình gặp người lạ.
Một căn bệnh tưởng bình thường nhưng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Hãy biết chăm sóc cơ thể mình
Bệnh trứng cá là một căn bệnh thông thường và rất nhiều người mắc phải. Các phòng khám da liễu luôn trong tình trạng quá tải. Bác sĩ N.D.Hưng (Viện da liễu Hà Nội) cho biết: “Muốn chữa được mụn trứng cá người bệnh phải thật sự kiên nhẫn vì mất rất nhiều thời gian. Chữa nhanh hay chậm, dứt hay hay lại tái phát còn tuỳ thuộc cơ địa của từng người. Nhưng thông thường, bệnh thường tái phát sau khi làn da và cơ thể không được chăm sóc cẩn thận”. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh sau một thời gian chữa trị, thấy bệnh giảm hẳn thì thường chủ quan, bỏ bễ việc điều trị và uống thuốc. Sau một thời gian bệnh sẽ tái phát thậm chí có thể bị nặng hơn trước. Một số bệnh nhân khác lại đi tìm sự “cứu cánh” trong những thẩm mỹ viện không đảm bảo hoặc đang chữa bệnh bằng phương pháp này lâu lâu chưa có hiệu quả lại “nhảy sang” cách khác. Sử dụng quá nhiều cách trị mụn trứng cá cùng một lúc, cũng có thể khiến bệnh nặng hơn.
Theo ý kiến của bác sĩ N.V.Trường (Viện Da liễu) thì: “Người bệnh đang chữa trị ở đâu, dùng phương pháp nào thì nên kiên nhẫn theo đuổi phương pháp đó theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì những dấu hiệu tiến triển của bệnh thường rất chậm. Hơn nữa, bệnh trứng cá còn có yếu tố di truyền, nội tiết, cơ địa nên cần thận trọng khi quyết định dùng phương pháp nào đó để chữa trị”. Các bác sĩ cho rằng, yếu tố thời tiết, môi trường nhiều khói bụi như hiện nay cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho da và gây ra mụn trứng cá. Điều quan trọng là “các bệnh nhân không nên nghĩ đến nó quá nhiều, không nên soi gương nhiều... sẽ chỉ càng làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thôi”. Đôi khi chấp nhận “một chút khiếm khuyết” cũng có thể là điều nên làm.
E pi mun k dam tiep xuc voi ai het lam the nao de het nu day bac si huhu
Trả lờiXóae bị mụn, bác sĩ cho địa chỉ đi
Trả lờiXóaem chỉ có mụn ở mặt, bác sĩ xem có cách nào chưa giúp e? cho e hỏi địa chỉ ạ
Trả lờiXóa