NHỮNG AI DỄ BỊ MỤN


Đã qua tuổi dậy thì từ lâu, thế nhưng có không ít người ở độ tuổi 25-30 vẫn thường xuyên phải đón tiếp những “vị khách không mời” đỏng đảnh.
NHỮNG AI DỄ BỊ MỤN
Mụn không loại trừ bất kì ai

“Tiễn khách” đã khó, khắc phục hậu quả của những “vị khách” để lại càng khó hơn. Hãy lắng nghe những lời khuyên hữu ích của bác sĩ Da liễu để tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất...

Nguyên nhân sinh mụn

Mụn sẩn đỏ, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng... ở người trưởng thành đều được gọi chung là mụn trứng cá.

- Sự tăng sừng hóa ở miệng ống tiết bã kéo dài: Đó là một nguyên nhân sớm làm chất sừng dễ kết dính với nhau gây ra sự bít kín và ngăn sự tiết chất bã nhờn ra bên ngoài.

- Sự tăng tiết chất bã nhờn quá nhiều: Do ảnh hưởng của chất nội tiết Androgen làm tuyến bã phình to ra và tăng cường hoạt động bài tiết chất bã nhờn. Khi chất bã nhờn bị chặn lại sẽ ứ đọng lại tạo thành nhân mụn (Comedones). Có hai loại nhân mụn là: nhân mụn đầu trắng (Whiteheads) hay nhân mụn đóng (Closed comedones) và nhân mụn đầu đen (Blackheads) hay nhân mụn mở (Open comedones)

- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn chính gây ra mụn là Propionibacterium acnes (P.acnes). Chất bã ứ đọng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của P.acnes. P.acnes biến đổi Triglycerid ở chất bã thành acid béo tự do và glycerol, acid béo tự do này gây ra sự phá hủy vùng kế cận và dẫn đến sự viêm đỏ của mụn.

- Riêng với phụ nữ ngoài việc làn da tiết nhiều dầu thì những nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố, môi trường và stress đều có thể kích thích tuyến dầu hoạt động nhiều hơn, làm cho quá trình tuần hoàn và tái tạo da rối loạn dẫn đến việc mất cân bằng lượng dầu và nước trên da, làm dễ hình thành những nguy cơ tiềm tàng cho mụn xuất hiện.

Mụn đầu trắng và những nốt mụn sẩn đỏ mưng mủ cục bộ là những loại thường gặp nhất trên làn da của người trưởng thành. So với tình trạng mụn mọc đầy mặt thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi dậy thì, thì việc trên mặt bỗng dưng xuất hiện một vài nốt mụn đỏ có vẻ chỉ là chuyện vặt, nhưng bạn chớ coi thường bởi đây đều là những loại mụn lâu khỏi và dễ để lại những vết sẹo thâm.



Ngăn ngừa mụn đầu trắng = thu nhỏ và giữ sạch lỗ chân lông

Phương pháp xử lý then chốt: Thúc đẩy quá trình tái tạo da một cách ôn hòa, ngăn chặn sự tích tụ của tế bào da chết.

Một biểu hiện dễ nhận thấy là những làn da dễ nổi mụn thường đi kèm với hiện tượng lỗ chân lông to, điều này liên quan mật thiết đến việc tế bào biểu bì của da bị sừng hóa quá nhiều. Theo các chuyên gia da liễu, ngay cả khi lượng dầu phân bổ trên da đang bình thường, nhưng nếu có quá nhiều tế bào da chết không được thay mới tích tụ và tập trung nhiều quanh lỗ chân lông không những khiến lỗ chân lông nở to mà còn ảnh hưởng đến sự bài tiết tự nhiên của tuyến dầu, từ đó dễ gây ra viêm nhiễm, nổi mụn.

Với làn da của người trưởng thành tốc độ tái tạo đã chậm dần nên các tế bào da chết luôn tích tụ nhiều hơn và viêm nhiễm luôn xuất hiện ở những tầng khá sâu của làn da, vì vậy mụn hình thành đa phần là mụn đầu trắng hay mụn không đầu kín miệng. Không có những biểu hiện giống như mụn đầu đen, mụn mủ, nhìn bề ngoài những loại mụn này không dễ sử dụng biện pháp xử lý đơn giản như chích hay nặn. 

Thời gian lành mụn thường kéo dài vài tháng đồng thời luôn để lại những vết sẹo thâm rất khó trừ khử do hắc sắc tố bị lắng đọng lâu ngày.

Chính vì vậy các bác sĩ da liễu đều tư vấn: ở người trưởng thành nên dự phòng mụn trứng cá không đầu là chính, việc này cũng tương tự một hệ thống lọc nước vậy. Nếu hàng ngày nước được làm sạch, thanh lọc cặn bẩn là có thể ngăn ngừa sự tích tụ của tạp chất gây ra mọi tắc nghẽn một cách hiệu quả. Trong một số dòng sản phẩm chăm sóc da mụn có chứa hợp chất chống oxy hóa BHA (Butylated hydroxyanisole) có tính năng hòa tan dầu có thể thẩm thấu vào lỗ chân lông, làm sạch và trị mụn hiệu quả được nhiều bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ khuyên dùng. 

Tuy nhiên BHA phải ở một nồng độ nhất định và trong môi trường axit mới có thể phát huy hiệu quả (nên thích hợp hơn trong trị liệu mụn ở lứa tuổi dậy thì với biểu hiện da tiết nhiều dầu). Còn với làn da có quá trình tái tạo chậm dễ gây hiện tượng da khô hoặc dị ứng vì vậy nên chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, không chứa axit để không làm da bị khô hay kích ứng như hợp chất hữu cơ từ đường nho - đây là một thành phần cấu thành vách tế bào nên nó có thể phá vỡ các tế bào da chết giúp các tế bào bong tróc dễ dàng đồng thời liên kết với các tế bào da bình thường ngăn chặn các tế bào già cỗi tích tụ, sừng hóa. 

Do chỉ lấy đi lớp tế bào da chết mà không gây kích ứng cho tế bào mới, tính chất tương đối ổn định, không gây phản ứng mẫn cảm khi ra nắng nên sản phẩm có chứa hợp chất hữu cơ từ đường nho thích hợp khi sử dụng hàng ngày. Việc ngăn ngừa tế bào sừng hóa, tế bào chết tích tụ không chỉ giúp giảm thiểu sự hình thành mụn trứng cá không đầu mà còn giúp cải thiện rõ rệt hiện tượng lỗ chân lông to và nếp nhăn thô.

Giảm mụn mu = cân bằng sự phân bổ dầu và nước trên da

Phương pháp xử lý then chốt: Kiên nhẫn xử lý, ngăn ngừa mụn bị bội nhiễm. 
Mụn đầu đen, đầu trắng, đều thuộc loại trứng cá nhẹ nhưng khi bị nhiễm khuẩn sẽ biến thành mụn trứng cá viêm. Với những người da nhiều dầu thường sẽ thấy trên da (chủ yếu là vùng da quanh mũi, miệng) đột nhiên nổi lên vài nốt mụn trứng cá sưng đỏ, có mủ và chạm vào thấy đau. Thực tế những loại mụn này xuất hiện đều liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng của dầu và nước trên da.

Các chuyên gia nghiên cứu về da đã khám phá thêm một yếu tố hoàn hảo của cơ thể người, đó là làn da luôn có động thái hướng tới sự cân bằng giữa dầu và nước. Cụ thể, tuyến dầu biết căn cứ vào trạng thái của làn da và môi trường điều chỉnh phân bổ, hình thành hệ thống bảo vệ tự nhiên với một lượng dầu và nước cân bằng. 

Những yếu tố kích thích từ bên trong và bên ngoài như tia tử ngoại, nội tiết tố, stress... đều có thể làm cho lượng dầu phân bổ quá độ, và khi dầu thừa tích tụ quanh lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn làn da sẽ hình thành mụn trứng cá ở dạng viêm đỏ. 

Tạm thời ức chế dầu tiết trên da có thể giúp ngăn chặn hiệu quả việc mụn trở nên trầm trọng nếu thường xuyên sử dụng những sản phẩm chống mụn có thành phần y học ức chế tuyến dầu. Một số thành phần hóa học trong sản phẩm thuốc trị mụn thậm chí còn có thể tạm thời đưa lượng dầu tiết trên da về 0. 

Nhưng theo chuyên gia da liễu nổi tiếng thế giới - Tiến sĩ Patricia Wexler - thì cho dù hiệu quả của phương pháp trị liệu dựa trên nguyên lý ức chế tiết dầu rất nhanh và rõ rệt, nhưng trừ những mụn trứng cá đã nghiêm trọng thì phương pháp trị liệu này nên được cân nhắc thật kỹ lưỡng, nhất là đối với làn da đã trưởng thành. 

Lý do là bởi phương pháp này sẽ phá vỡ tỷ lệ cân bằng dầu và nước vốn có của làn da, đồng thời việc điều trị mụn cũng sẽ làm suy yếu khả năng bảo vệ tự nhiên của làn da khiến da dễ bị tác động trước những kích thích có hại từ bên ngoài. Bên cạnh đó khi trị dứt mụn, làn da sẽ gặp phải các vấn đề như da bị khô, bong tróc, mẫn cảm thậm chí lão hóa, và mụn cũng dễ xuất hiện trở lại. 

Tiến sĩ Patricia Wexler kiến nghị: khi trị liệu mụn trứng cá cho những làn da trưởng thành ngoài việc tạm sử dụng một lượng thuốc thích hợp căn cứ vào tình trạng bệnh để diệt khuẩn, tiêu viêm... nên có những phương pháp trị liệu bổ trợ giúp điều tiết làn da, khôi phục sự cân bằng dầu và nước. Đặc biệt trong giai đoạn đầu trị mụn cần chú ý sự thuyên giảm của các đám mụn đỏ để theo đó điều tiết sự khô da, giúp vùng da quanh mụn chóng hồi phục đồng thời ngăn ngừa để lại những vết thâm khó chữa. 

Một điều cần đặc biệt lưu ý là mụn trứng cá từ lúc trị liệu đến khi khỏi hẳn thường mất 2-3 tháng, ở người trưởng thành dấu vết mụn để lại phải mất nửa năm mới có thể mờ hết, vì thế trị mụn rất cần đến lòng kiên trì. Cho dù lựa chọn cách trị mụn nào nếu không điều trị mụn mủ/nhân mụn triệt để thì không những bất lợi cho việc khôi phục vùng da bị mụn mà còn có thể lưu lại trên những vết tích viêm nhiễm rất khó chữa trị sau này.
Đọc thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tư vấn trực tuyến